Insulin - hormon giúp điều hòa lượng đường trong máu | Medlatec

Insulin - hormon giúp điều hòa lượng đường trong máu

Ngày 17/05/2020 CN Vũ Thị Loan - Trung tâm xét nghiệm

Insulin được coi là một trong những hormon rất quan trọng của cơ thể, chịu trách nhiệm duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường. Xét nghiệm định lượng insulin giúp xác định lượng hormon này trong máu, chỉ số quá cao hay quá thấp đều liên quan mật liên quan mật thiết đến nồng độ đường trong máu, nếu có sự bất thường về nồng độ insulin sẽ gây các tình trạng tăng hoặc giảm đường huyết đột ngột có thể gây ra các tình trạng nguy hiểm về sức khỏe.


11/01/2020 | Xét nghiệm C peptide giúp đánh giá tình trạng sản xuất insulin
31/08/2016 | IGF-1 (yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1): một thông số thể hiện mức độ GH trung bình, giúp đánh giá chức năng tăng trưởng của tuyến yên
11/05/2016 | Dùng insulin kết hợp metformin giảm nguy cơ đau tim
01/12/2015 | Virus viêm gan C có thể gây hội chứng chuyển hóa, kháng insulin, tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2

1. Khái niệm và vai trò của insulin trong kiểm soát lượng glucose trong máu

Insulin là một hormon được sản xuất bởi các tế bào Beta của đảo tụy được sinh ra giúp ổn định lượng đường trong máu và vận chuyển glucose đi nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. 

Hormon insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Hormon insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Glucose là một loại đường có nguồn gốc từ thực phẩm và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa thành glucose và các chất dinh dưỡng khác sau đó sẽ được hấp thụ vào máu qua đường tiêu hóa. 

Nồng độ glucose tăng sau bữa ăn kích hoạt tuyến tụy sản xuất insulin và giải phóng chúng vào máu. Insulin hoạt động giống như một chiếc chìa khóa mở cửa cho các tế bào và cho phép glucose hấp thụ vào trong. Nếu không có nó, tế bào không thể nhận glucose; lúc này glucose sẽ tồn tại trong máu.

Để có sức khỏe tốt, cơ thể phải có khả năng giữ cân bằng lượng insulin và glucose. Khi lượng insulin quá thấp, lượng đường trong máu sẽ cao hơn bình thường (tình trạng tăng đường huyết) và các tế bào không thể lấy được năng lượng mà chúng cần. 

Ngược lại, với nồng độ quá cao sẽ khiến lượng đường trong máu giảm (tình trạng hạ đường huyết), gây ra các triệu chứng như: đổ mồ hôi, run rẩy, chóng mặt và trong trường hợp nguy hiểm sẽ có sốc. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bất thường lượng đường trong máu là bệnh tiểu đường.

2. Khi nào cần làm xét nghiệm insulin?

Tiến hành làm xét nghiệm để đánh giá nguyên nhân gây hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) hoặc những bệnh lý khác liên quan đến sản xuất insulin bất thường. 

Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm insulin:

- Nếu bạn có các biểu hiện hạ đường huyết như: 

+ Run rẩy, chóng mặt, đau đầu.

+ Vã mồ hôi.

+ Cảm thấy đói.

+ Tim đập nhanh.

+ Giảm thị lực.

+ Cáu gắt.

+ Da tái nhợt.

+ Cơ thể thường mệt mỏi, khó chịu do thiếu năng lượng cần thiết.

Xét nghiệm insulin đánh giá nguyên nhân gây hạ đường huyết

Xét nghiệm insulin đánh giá nguyên nhân gây hạ đường huyết

- Nếu bạn đang theo dõi đáp ứng điều trị insulin trong bệnh tiểu đường.

- Nếu bác sĩ nghi ngờ cơ thể bạn đang bị kháng insulin thì sẽ chỉ định xét nghiệm này. Lúc đầu, tình trạng kháng insulin kích thích cơ thể tạo thêm insulin, bù lại cho lượng bị kháng. Sự bổ sung insulin trong máu có thể gây hạ đường huyết. Nhưng tình trạng kháng insulin có xu hướng trở nên nặng hơn theo thời gian. 

Cuối cùng, nó làm giảm khả năng sản xuất insulin của cơ thể. Khi nồng độ chất này giảm, lượng đường trong máu tăng. Nếu mức độ của nó không trở lại bình thường, bạn có thể mắc bệnh tiểu đường type 2. 

3. Ý nghĩa xét nghiệm insulin

Giá trị bình thường: 

Insulin là một hormon có thời gian bán hủy nhanh vì vậy cần được tiến hành xét nghiệm sớm trong vòng 2 giờ sau thời điểm lấy mẫu.

Giá trị bình thường theo các mốc thời gian như sau: 

- Sau ăn 30 phút: 29,9 - 229,9 µU/mL.

- Sau ăn 1 giờ: 17,9 - 276,0 µU/mL.

- Sau ăn 2 giờ: 15,9 - 166,0 µU/mL.

- Sau ăn ≥ 3 giờ: <25,0 µU/mL.

Nồng độ Insulin tăng trong bệnh lý béo phì

Nồng độ Insulin tăng trong bệnh lý béo phì

Nồng độ insulin tăng khi nào?

Tình trạng tăng insulin xảy ra trong các trường hợp:

  • U tụy.

  • Bệnh to đầu chi (đặc biệt trong giai đoạn tiến triển) sau khi cho bệnh nhân dùng glucose.

  • Hội chứng Cushing, một rối loạn của tuyến thượng thận do dư thừa cortisol.

  • Không dung nạp với fructose và galactose.

  • Xơ gan do nguyên nhân suy giảm thanh thải insulin khỏi dòng máu.

  • Đái tháo đường type II.

  • Béo phì.

  • Mắc hội chứng kháng insulin tự miễn.

Nồng độ insulin giảm khi nào?

  • Tăng đường huyết.

  • Bệnh tiểu đường type I.

  • Viêm tụy.

  • Suy tuyến yên.

4. Một số lưu ý khi lấy máu làm xét nghiệm insulin

Xét nghiệm bị ảnh hưởng nhiều từ chế độ ăn uống, vì vậy yêu cầu trước khi lấy mẫu làm xét nghiệm này là cần nhịn ăn trong vòng 8 tiếng trước khi lấy máu để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Nếu bệnh nhân đang sử dụng insulin nên ngừng dùng thuốc trước khi xét nghiệm

Nếu bệnh nhân tiến hành làm xét nghiệm insulin cùng với nghiệm pháp đường thì cần lấy máu làm xét nghiệm trước khi thực hiện nghiệm pháp đường. 

5. Địa chỉ xét nghiệm insulin tin cậy

Xét nghiệm này có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh tiểu đường, phát hiện nguyên nhân gây hạ đường huyết, hay chẩn đoán một khối u tuyến tụy gây sản sinh quá mức insulin dẫn đến thiếu lượng đường và năng lượng cần thiết cho cơ thể. 

Vì vậy, kết quả xét nghiệm insulin cần được đảm bảo chính xác nhất giúp hỗ trợ tốt cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh lý liên quan.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang là một trong những bệnh viện đi đầu về lĩnh vực xét nghiệm với labo bao gồm hệ thống máy móc hiện đại nhất hiện nay được đánh giá cao và đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự hào là địa chỉ tin cậy để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ một cách hài lòng nhất với kết quả chính xác nhất.

Hệ thống máy móc hiện đại tại Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Hệ thống máy móc hiện đại tại Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Khách hàng sử dụng dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể đến trực tiếp tại các cơ sở chính tại Hà Nội hay các văn phòng trên địa bàn Hà Nội hoặc các tỉnh thành, hoặc liên hệ đặt lịch lấy máu tại nhà để trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Cho dù bạn chọn hình thức nào để trải nghiệm dịch vụ tại MEDLATEC, bạn cũng sẽ được phục vụ một cách chu đáo nhất và hài lòng nhất về dịch vụ khách hàng cũng như tin tưởng về kỹ năng chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ trình độ cao và tâm đức sáng.

Nếu bạn còn câu hỏi gì về các thông tin được cung cấp ở trên, bạn vui lòng gọi điện đến tổng đài miễn phí 1900 56 56 56 để được đội ngũ tư vấn viên giải đáp thắc mắc. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị tập huấn y khoa tại Khánh Hoà: PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật xét nghiệm trong sàng lọc và chẩn đoán các bệnh lý sản khoa

Xét nghiệm sàng lọc với mục đích phát hiện người có nguy cơ bị các bệnh, tật di truyền để từ đó có thể đưa ra các can thiệp kịp thời. Trong đó, nhóm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý sản khoa được chỉ định phổ biến gồm: Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Chi tiết về các nhóm xét nghiệm này được PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật tại Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán và điều trị ngày 15/04 tại tỉnh Khánh Hoà.
Ngày 15/04/2023

Hội nghị tập huấn tại Cần Thơ, các chuyên gia khẳng định vai trò "xương sống" của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh

Sáng nay (ngày 10/12), tại hội nghị Tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán, điều trị tổ chức diễn ra ở Cần Thơ, các chuyên đề báo cáo chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành đã cùng khẳng định vai trò “xương sống” của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh.
Ngày 10/12/2022

Ung thư bàng quang: các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích

Trong bài viết này, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u huyết thanh và nước tiểu, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích ung thư bàng quang sẽ được trình bày.
Ngày 30/11/2022

Xét nghiệm Beta tại nhà Bắc Ninh: Lựa chọn ngay MEDLATEC!

HCG là loại hormone được tiết ra từ nhau thai, do đó xét nghiệm beta HCG có thể xác định về tình trạng mang thai ở nữ giới. Tuy nhiên, cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín mới có thể đảm bảo mang lại kết quả chính xác. Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ thực hiện xét nghiệm beta tại nhà Bắc Ninh, hãy lựa chọn ngay MEDLATEC!
Ngày 25/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp